Cảm xúc nào có thể “cứu” lấy trái tim?

Chưa có tên (1920 x 1280 px) (1)

Cảm xúc nào có thể “cứu” lấy trái tim?

Bạn có bao giờ quan sát từ những người thân xung quanh và thấy rằng những người dễ tức giận thường mắc bệnh tăng huyết áp không? Liệu cảm xúc có liên quan gì đến bệnh tim mạch không? Bên cạnh dinh dưỡng lành mạnh và vận động đúng cách thì chúng ta có thể làm thêm điều gì để bảo vệ cơ quan đang-làm-việc-ngày-đêm này?
Yêu thương
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Frontiers in Cell and Developmental Biology, hormone “hạnh phúc” oxytocin có khả năng kích hoạt cơ chế sửa chữa tổn thương tim ở tế bào cá ngựa vằn và tế bào người nuôi cấy tế bào, mở ra cánh cửa cho các liệu pháp mới tiềm năng để tái tạo tim ở người (1). Vậy nên, tất cả những hành động, cử chỉ “yêu thương” không chỉ khiến chúng ta cảm thấy hạnh phúc hơn không thôi đâu, nó còn giúp bảo vệ tim mạch nữa đấy nhé.
Vui vẻ
Khi chúng ta cười, não sẽ giải phóng beta-endorphin, dẫn đến kích thích các thụ thể trên nội mô mạch máu giải phóng oxit nitric, một phân tử bảo vệ hệ thống tim mạch theo nhiều cách như: làm giãn các mạch máu dẫn tới giảm huyết áp, đồng thời oxit nitric còn giúp giảm viêm và ngăn ngừa sự tích tụ cholesterol. Thế nên, trái tim cũng sẽ vui khi chúng ta vui vẻ đấy 😉
Lạc quan
Nghiên cứu phân tích tổng hợp của 15 nghiên cứu bao gồm 229 391 người tham gia cho thấy, lạc quan có liên quan đến nguy cơ mắc các biến cố tim mạch thấp hơn, ngược lại, bi quan có liên quan đến nguy cơ mắc các biến cố tim mạch cao hơn (3). Tin vui là lối suy nghĩ của con người là lạc quan hay bi quan đều có thể tập luyện và thay đổi được, giống như cơ bắp nào được sử dụng nhiều thì sẽ phát triển, lối suy nghĩ nào được sử dụng nhiều thì sẽ hình thành đường mòn suy nghĩ trong não như vậy.
Biết ơn
Lòng biết ơn không chỉ là một trạng thái tốt cho sức khỏe tinh thần mà còn tốt cho cả sức khỏe tim mạch. Một nghiên cứu lâm sàng cho thấy việc thực hành lòng biết ơn trong 2 tuần trên 119 phụ nữ trẻ có thể làm tăng chất lượng giấc ngủ và giảm huyết áp (4). Trong cuộc sống hiện đại, việc mải mê theo đuổi quá nhiều mục tiêu đôi khi khiến chúng ta quên mất rằng, “hiện tại” chính là “món quà”. Thực hành thiền hành, tập thở, quan sát không phán xét giúp chúng ta hiện diện “ngay tại đây, vào lúc này”.

Vậy cảm xúc không-dễ-chịu thì sao?

Trong khi những cảm xúc như yêu thương, vui vẻ, biết ơn có tác dụng “bảo vệ” trái tim thì những cảm xúc không-dễ-chịu lại có ảnh hưởng đến trái tim theo chiều hướng ngược lại. 5 loại cảm xúc được nghiên cứu nhiều nhất (và cũng là 5 loại cảm xúc thường gặp) bao gồm tức giận, trầm cảm, căng thẳng, lo lắng và đau buồn ảnh hưởng đến trái tim như thế nào?
Tức giận
Mình nhớ ngày nhỏ, khi xem phim truyền hình, rất hay gặp tình huống một người bị lên cơn đau tim (ôm ngực) sau khi tức giận mà không hiểu tại sao. Trong một nghiên cứu mình đọc được, các nhà khoa học đã phỏng vấn 1623 bệnh nhân có cơn nhồi máu cơ tim trong khoảng 4 ngày trước đó, sau đó hỏi về quá trình diễn biến bệnh, thấy rằng việc tức giận có thể làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim lên tới 230% (5).
Trầm cảm
Trầm cảm và bệnh tim mạch có mối tương quan hai chiều, nghĩa là những người bị trầm cảm thì có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch trong tương lai và ngược lại (6). Trong “Hướng dẫn toàn diện về sức khỏe tim mạch và giảm thiểu rủi ro ở trẻ em và thanh thiếu niên” của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, một số tình trạng bệnh lý đã được xác định là có nguy cơ dẫn đến tăng tốc độ xơ vữa động mạch và bệnh tim mạch sớm bao gồm trầm cảm nặng và rối loạn lưỡng cực. Cơ chế giải thích cho sự liên quan này được cho là do giảm sự biến thiên nhịp tim (Heart Rate Variability), bởi lẽ trầm cảm là biểu hiện của việc mất cân bằng giữa hoạt động của hệ thần kinh giao cảm và hệ thần kinh phó giao cảm.
Căng thẳng mạn tính và rối loạn lo âu
Một nghiên cứu gần đây chỉ ra, căng thẳng tâm lý có ảnh hưởng không tốt đến tim mạch tương đương như chế độ ăn uống không lành mạnh hay thậm chí là hút thuốc lá (7). Điều đó giải thích cho việc dù có ăn uống lành mạnh đến đâu nhưng luôn trong tình trạng căng thẳng thì vẫn không cảm thấy khỏe mạnh. Tất nhiên, căng thẳng cũng có lợi ích của nó, nhưng căng thẳng mạn tính hay rối loạn lo âu khiến tim đập nhanh liên tục không kiểm soát, hệ thần kinh giao cảm bị hoạt động quá mức, cơ thể luôn ở trong trạng thái “sinh tồn” (survival mode) thì lại không có lợi cho tim mạch cũng như sức khỏe tổng thể chút nào.
Đau buồn
Mọi người thường dùng từ “tan nát trái tim” để miêu tả cảm xúc mạnh mẽ khi mất đi người thân hay ly hôn, chia tay. Khi đó, cơ thể giải phóng hormone căng thẳng (catecholamine) làm giảm tạm thời hoạt động co bóp của cơ tim, hoặc làm tim co bóp quá mạnh, dữ dội thay vì theo mô hình ổn định. Trên thực tế, có một loại bệnh nhồi máu cơ tim đặc biệt gặp ở những người như vậy có tên gọi là bệnh cơ tim Takotsubo – bệnh tim không có dấu hiệu của sự tắc nghẽn trong động mạch
Những gì chúng ta “cảm thấy” có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tim mạch đúng không? Khi chúng ta chăm sóc tốt cho phần tinh thần, không chỉ sức khỏe tim mạch mà cả sức khỏe tổng thể sẽ tốt hơn, như theo định nghĩa về sức khỏe của Tổ chức Y tế Thế giới: “Sức khỏe là sự hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ là không có bệnh hay tật”.
Tài liệu tham khảo:

Bạn muốn nhắn gì cho mình không?

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Select the fields to be shown. Others will be hidden. Drag and drop to rearrange the order.
  • Image
  • SKU
  • Rating
  • Price
  • Stock
  • Availability
  • Add to cart
  • Description
  • Content
  • Weight
  • Dimensions
  • Additional information
Click outside to hide the comparison bar
Compare

Get Our Course free

Awesome for Website

Your infomation will never be shared with any third party