Miễn dịch – đường ruột – sức khoẻ tinh thần

Food is medicine (2)

Miễn dịch – đường ruột – sức khoẻ tinh thần

Trước mỗi buổi trò chuyện với khách hàng, mình đều gửi phiếu rà soát sức khoẻ tổng thể để khách hàng trả lời. Mặc dù không phải vấn đề chính khiến họ khó chịu, nhưng hỏi ra thì người có vấn đề về tiêu hoá thường gặp cả về giấc ngủ và hay ốm vặt, người rối loạn lo âu thì cũng kèm theo táo bón. Liệu chúng có liên quan đến nhau không?

Đường ruột: “người gác cổng” cho sức khoẻ

Có một sự thật rất thú vị mà rất nhiều người hiểu lầm (bao gồm cả mình trước đây), rằng đường tiêu hoá “nằm bên trong” cơ thể, rằng tất cả những gì chúng ta ăn đều đi vào trong cơ thể. Sự thật không phải như vậy, đường tiêu hoá là một hệ thống ống bao gồm: miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, đại tràng, trực tràng, hậu môn và bạn hình dung xem, miệng và hậu môn đều thông với môi trường bên ngoài. Hay nói cách khác, đường tiêu hoá với chiều dài khoảng 9 mét và diện tích bề mặt lên tới 200 mét vuông, chính là hàng rào ngăn cách cơ thể với môi trường bên ngoài. Thế nên, những thức ăn khi đi vào đường ruột, không có nghĩa là chúng đã thực sự xâm nhập vào “bên trong cơ thể” mà thông qua quá trình tiêu hoá, chỉ có những chất dinh dưỡng mới được hấp thu qua đường ruột vào máu.
Có bốn cấp độ phòng vệ chống lại vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể tại đường ruột:
 
Môi trường acid dạ dày

Dạ dày có độ pH khá thấp, khoảng từ 1-2, bởi chứa acid Hydrochloric (HCl). Môi trường acid này thậm chí có thể hoà tan cả kim loại. Bạn sẽ thắc mắc vậy tại sao lớp niêm mạc dạ dày lại không bị tổn thương khi chứa dung dịch acid nồng độ cao như vậy đúng không? Bởi các tế bào niêm mạc dạ dày có tiết lớp chất nhày giúp bảo vệ niêm mạc. Acid dạ dày ngoài việc kích hoạt cho enzyme pepsin giúp tiêu hoá protein (đạm), còn có vai trò tiêu diệt cũng như ngăn ngừa sự phát triển phần lớn các vi sinh vật gây bệnh xâm nhập qua đường tiêu hoá. Thế nên, những bệnh nhân trào ngược dạ dày nếu sử dụng thuốc ức chế tiết acid lâu ngày có nguy cơ bị giảm tiết acid dẫn đến việc dễ bị nhiễm khuẩn đường tiêu hoá, khó tiêu hoá thức ăn.

Lớp biểu mô đường tiêu hoá
Bình thường các tế bào biểu mô đường tiêu hoá xếp khít nhau tạo thành hàng rào có tính thấm chọn lọc, chỉ cho phép những chất dinh dưỡng đã được phân giải hoàn toàn đi qua. Khi lớp tế bào này bị tổn thương, liên kết giữa các tế bào lỏng lẻo, hàng rào này trở nên tăng tính thấm (hội chứng rò rỉ đường ruột), các độc tố hay các chất dinh dưỡng chưa được phân giải hoàn toàn có thể tự do di chuyển vào máu, gây kích hoạt hệ miễn dịch. Giáo sư Alessio Fasano tại trường Đại học Y khoa Harvard đồng thời là giám đốc Trung tâm nghiên cứu bệnh Celiac tại Harvard đã dành nhiều năm nghiên cứu về hội chứng rò rỉ đường ruột, ông đã công bố hàng trăm bài báo khoa học về vấn đề này. Gần đây, ông đăng một nghiên cứu với tiêu đề “mọi bệnh tật sinh ra từ đường ruột bị rò rỉ” trong đó có liệt kê mối liên quan giữa rò rỉ đường ruột và một loạt các bệnh mạn tính như: lão hoá, bệnh tự miễn, bệnh rối loạn chuyển hoá, bệnh đường ruột, ung thư, bệnh lý tâm thần, bệnh lý thần kinh (1).
 
Hệ vi sinh đường ruột
Trong đường ruột có hàng trăm nghìn tỷ vi sinh vật bao gồm vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng. Chúng bảo vệ cơ thể bằng cách cạnh tranh với các vi khuẩn có khả năng gây hại về không gian cũng như thức ăn trong lòng ruột. Ngoài ra, chúng còn tạo ra bacteriocin là những phân tử kháng khuẩn có khả năng tiêu diệt vi khuẩn có hại và lên men chất xơ tại đại tràng để tạo ra những acid béo chuỗi ngắn (short chain fatty acid) giúp duy trì tính toàn vẹn của hàng rào ruột.
 
Hệ thống miễn dịch
Khoảng 70% hệ thống miễn dịch của cơ thể nằm ở ruột. Trong thành ruột có những vùng đặc biệt gọi là mô bạch huyết đường ruột, là nơi sản xuất và lưu trữ các tế bào miễn dịch, giúp giám sát, nhận biết, xác định và vô hiệu hóa bất kỳ chất độc hại nào xâm nhập vào cơ thể.
 

Đường ruột – bộ não thứ hai của cơ thể

Có bao giờ bạn thắc mắc về cảm giác bồn chồn, lo lắng đến từ trong bụng, hay còn gọi là “sốt ruột” chưa? Những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng sức khoẻ đường ruột rất có ảnh hưởng đến sức khoẻ não bộ. Não và ruột giao tiếp với nhau qua trục ruột – não (gut – brain axis) cả trên phương diện vật lý và hoá học theo nhiều cách khác nhau:
 
Dây thần kinh phế vị

Dây thần kinh phế vị là một trong những dây thần kinh lớn nhất kết nối ruột với não. Nó có thể truyền thông tin theo hai chiều: từ não đến ruột và ruột đến não. Khi dây thần kinh này không hoạt động tốt trong các trường hợp như căng thẳng, cũng dẫn tới giảm nhu động đường ruột gây nên các triệu chứng về tiêu hoá. Bằng cách phục hồi dây thần kinh này, các triệu chứng về sức khoẻ tinh thần hay tiêu hoá đều được cải thiện.

 

Chất dẫn truyền thần kinh

Chất dẫn truyền thần kinh (neurotransmitters) là loại hóa chất nội sinh, đóng vai trò như một “sứ giả” để truyền các xung thần kinh giữa những tế bào não. Ví dụ, GABA là một chất ức chế dẫn truyền thần kinh, có tác dụng ngăn chặn một số tín hiệu não bộ và giảm hoạt động của hệ thần kinh. Thực phẩm bổ sung GABA thường được ứng dụng trong điều trị các bệnh lý liên quan đến tình trạng căng thẳng, lo lắng kéo dài và các rối loạn tâm trạng. Nếu như trước đây, chất dẫn truyền thần kinh được cho rằng chỉ được sản xuất tại não, thì giờ đây khoa học chỉ ra là phần lớn serotonin – hormone “hạnh phúc” được sản xuất 95% tại đường ruột (2), nghiên cứu cũng chỉ ra 1 số loại probiotics (những vi khuẩn đường ruột có lợi) cũng góp phần làm tăng sự tổng hợp GABA (3)

Các chất hoá học khác

Như đã trình bày phía trên, hệ vi sinh đường ruột có nhiệm vụ lên men chất xơ mà con người không tiêu hoá được tại ruột già, tạo ra sản phẩm là các acid béo chuỗi ngắn như Acetate, Propionate, Butyrate. Các acid béo chuỗi ngắn này giúp củng cố hàng rào máu não, chống viêm.

Trong đường ruột, 1 số vi khuẩn nhất định sinh ra độc tố gây viêm, như Lipopolysaccharide. Khi đường ruột và hàng rào máu não bị tăng tính thấm thì các chất độc tố tiền viêm này sẽ đi vào não gây viêm. 1 số bệnh về như Alzheimer (hội chứng suy giảm trí nhớ) hay bệnh lý tâm thần có tương quan thuận với hàm lượng Lipopolysaccharide hay viêm trong máu.

 

 Hy vọng bài viết trên đây giúp bạn hiểu được tầm quan trọng của đường ruột đối với sức khoẻ của chúng ta? Cho dù bạn ở đâu trên hành trình bảo vệ sức khoẻ, thì đường ruột luôn xứng đáng được lắng nghe, thấu hiểu và yêu thương, bạn nhé 🙂

Bạn muốn nhắn gì cho mình không?

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Select the fields to be shown. Others will be hidden. Drag and drop to rearrange the order.
  • Image
  • SKU
  • Rating
  • Price
  • Stock
  • Availability
  • Add to cart
  • Description
  • Content
  • Weight
  • Dimensions
  • Additional information
Click outside to hide the comparison bar
Compare

Get Our Course free

Awesome for Website

Your infomation will never be shared with any third party